Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này.
Vậy thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao? đăng ký như thế nào? phí xin là bao nhiêu? Hãy cùng Luật Ba Miền tìm hiểu nhé.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) là điều kiện bắt buộc trước khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến chế biến sản xuất thực phẩm,nhà hàng ăn uống. Mục đích là để kiểm soát chất lượng,vệ sinh của người kinh doanh được nhà nước quy định rõ trong luật an toàn thực phẩm. Và người kinh doanh phải thực hiện đúng những tiêu chuẩn được quy định thì mới được cấp giấy chứng nhận. Khi có giấy chứng nhận thì bạn mới đủ điều kiện pháp lý để kinh doanh thực phẩm.
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Những trường hợp không cần xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Thủ tục xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các bước xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
– Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
– Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
– Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
– Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
– Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
– Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày;
Bước 3: Sở Công thương/ Bộ Công thương thành lập Đoàn thẩm định thực để thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, kết quả của việc thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không Đạt”;
Bước 4: Nếu kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 07 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm kể từ ngày cấp.
Cơ quan nào đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bộ Công thương:
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế lớn: Rượu: từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Bia: từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến: từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Dầu thực vật: từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bánh kẹo: từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bột và tinh bột: từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
Sở Công Thương:
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn;
– Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
Bộ y tế
– Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
– Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.